Chú thích Giả_Quỳ_(Đông_Hán)

  1. Nay là Hàm Dương, Thiểm Tây
  2. Đại Hạ Hầu thị Thượng thư (大夏侯氏尚书) là học phái do Hạ Hầu Thắng (夏侯胜) sáng lập, truyền thụ Thượng thư (tức kinh Thư). Hạ Hầu Thắng được gọi là Đại Hạ Hầu hay Đại Hạ Hầu Thắng là để phân biệt với cháu gọi Hạ Hầu Thắng bằng chú họ (tòng phụ tử) là Hạ Hầu Kiến (夏侯建). Hạ Hầu Kiến dung hợp học thuyết về Thượng thư của Hạ Hầu Thắng và Âu Dương Cao (欧阳高), sáng lập nên học phái của riêng mình, được gọi là Tiểu Hạ Hầu hay Tiểu Hạ Hầu Kiến
  3. Doãn Canh Thủy (尹更始) truyền thụ Cốc Lương truyện cho Doãn Hàm (con trai), Trạch Phương Tiến, Hồ Thường,... Hồ Thường truyền thụ cho Đồ Uẩn. Doãn Hàm và Trạch Phương Tiến truyền thụ cho Lưu Hâm. Giả Huy từng là học trò của Đồ Uẩn và Lưu Hâm
  4. Thần (thiên thần) tước (chim sẻ). Lý Hiền chú giải Hậu Hán thư – Phùng Diễn truyện hạ rằng: "Thần tước, nói Phượng đấy."
  5. Lý Hiền chép: "Nhạc trạc là biệt danh của Phượng."
  6. Năm 61 TCN, thần tước xuất hiện, Hán Tuyên đế đổi niên hiệu là Thần Tước, đến năm 57 TCN lại đổi là Ngũ Phượng. Năm 51 TCN tức năm Cam Lộ thứ 3, Hô Hàn Da thiền vu vào chầu. Người viết cho rằng lời này của Giả Quỳ rất gượng ép
  7. Đời Chiến Quốc, Lan Đài là tòa lâu đài của nước Sở, bên dưới là đài, bên trên là cung điện. Đời Hán, Lan Đài là thạch thất chứa sách được xây dựng bên trong hoàng cung, cũng là kho lưu trữ thư tịch của triều đình, lấy quan viên đứng đầu là Lan Đài lệnh sử, chịu sự quản lý của Ngự sử Trung thừa. Đời Đường, Bí thư tỉnh có giai đoạn được gọi là Lan Đài
  8. Tả truyện, Công Dương truyện, Cốc Lương truyện đều được xem là tác phẩm chú giải kinh Xuân Thu, giới học thuật gọi là Xuân Thu tam truyện. Tả truyện xuất hiện sau cùng, được cho là phù hợp hơn với quan điểm về đạo đức của xã hội sùng Nho, ví dụ Đỗ Dự trong lời tự của Xuân Thu kinh truyện tập giải đã chép: "Giản lược 2 truyện mà bỏ đi dị đoan, là chí của Khâu Minh đấy."
  9. Sái Trọng bị nước Tống uy hiếp, bèn nhận lời phế Trịnh Chiêu công, lập Trịnh Lệ công, về sau lại đuổi Lệ công, đón Chiêu công trở về. Lý Hiền cho biết: Tả truyện chê Sái Trọng phế trưởng lập thứ, khiến nước Trịnh phát sanh nội loạn mà suy yếu. Công Dương truyện khen Sái Trọng là người hiền, vì biết quyền biến để vừa giữ được tánh mạng của Chiêu Công vừa giữ được nước. Kỷ Quý là em của Kỷ hầu, đem đất Hi dâng cho nước Tề, bất chấp giữa 2 nước có thù không đội trời chung. Về sau Tề Tương công diệt nước Kỷ, Kỷ hầu bỏ chạy mà không kịp an táng phu nhân, nên Tương công đã an táng bà ta với nghi lễ phù hợp. Lý Hiền cho biết: Tả truyện chê Kỷ Quý không đồng lòng với anh trai mà còn đầu hàng kẻ thù. Công Dương truyện khen là người hiền, vì chịu khuất phục nên bảo toàn lễ tiết cho chị dâu (lý lẽ này khá gượng ép vì phu nhân của Kỷ hầu vốn là công nữ của nước Lỗ) và giữ được nước Kỷ, dù đã mất độc lập và chỉ còn là nước phụ dung của nước Tề. Ngũ Tử Tư vẫn bỏ trốn dù Sở Bình vương đã hứa sẽ tha chết cho người cha Ngũ Xa nếu anh em Ngũ Thượng, Ngũ Viên chịu về Dĩnh đô. Bình vương giết chết Ngũ Xa và Ngũ Thượng, 10 năm sau Ngũ Tử Tư đưa quân Ngô về chiếm Dĩnh đô, quật mồ Bình Vương để báo thù cho cha và anh. Lý Hiền cho biết: Công Dương truyện cho rằng cha bị giết, con báo thù là lẽ tất nhiên. (Tả truyện không bình luận.) Thúc Thuật là em trai của quốc quân nước ChuChu Vũ công và là quốc quân đầu tiên của nước Lạm – phụ dung của nước Chu. Vũ công bị nước Lỗ dèm chết, thiên tử nhà Chu lập Thúc Thuật làm quốc quân nước Chu. Hơn 10 năm sau, Chu Vũ công được rửa oan, Thúc Thuật nhường ngôi lại cho con trai của Vũ công là Chu Văn công, rồi được Văn công phong đất Lạm. Quốc quân cuối cùng của nước Lạm là Hắc Quăng đầu hàng nước Lỗ. Lý Hiền cho biết: Tả truyện chê Hắc Quăng là hèn hạ, khiến nước Lạm không đáng nhắc đến. Công Dương truyện khen Thúc Thuật là người hiền, cho rằng như thế là đủ để không thể bỏ qua nước Lạm
  10. Lý Hiền dẫn Đại phu Thái Mặc của nước Tấn đời Xuân Thu nói: "Đào Đường thị đã suy, hậu duệ của họ có Lưu Luy (刘累), học nuôi rồng, phụng sự Khổng Giáp, Phạm thị là hậu duệ của ông ấy." (Đào Đường thị tức là Đế Nghiêu) Lý Hiền lại cho biết Phạm Hội từ Tần về Tấn, người ở chỗ của ông ấy là Lưu thị. Chứng minh nhà Hán kế thừa hậu duệ của Đế Nghiêu
  11. Lý Hiền dẫn Sử ký rằng: "Hoàng Đế băng, cháu nội là con trai của Xương Ý lập, ấy là Đế Chuyên Húc." Bấy giờ Ngũ kinh đều dùng thuyết này. Như thế Hoàng Đế có Thổ đức, Chuyên Húc phải có Kim đức, Cao Tân phải có Thủy đức và Đế Nghiêu phải có Mộc đức. Nhà Hán là hậu duệ của Đế nghiêu, tự nhiên không có Hỏa đức
  12. Lý Hiền dẫn Tả truyện rằng: "Hoàng Đế thị lấy Vân kỷ (tôtem mây), Thiếu Hạo thị lấy Điểu kỷ (tôtem chim)." Ý nói Thiếu Hạo thay thế Hoàng Đế. Về đế vị của Thiếu Hạo, Lý Hiền dẫn Hà Đồ rằng: "Sao lớn như mống, giáng xuống màu mỡ, Nữ Tiết ý cảm, sanh Bạch đế Chu Tuyên." Tống Quân (宋均) chú giải: "Chu Tuyên là Thiếu Hạo thị đấy." (Nữ Tiết là phi tử của Hoàng Đế)
  13. Lý Hiền cho biết Nghiêm Bành Tổ (严彭祖), Nhan An Lạc (颜安乐) đều là tông sư về Công Dương truyện thời Hán Tuyên đế, đã hình thành nên học phái của riêng mình
  14. Kinh (经) là kinh điển của nhà Nho, Truyện (传) là sách chú giải của Kinh
  15. Cô Trúc chi tử chính là Bá Di, Thúc Tề
  16. Cổ huấn (诂训) là chú thích dành cho cổ ngữ có tính cá biệt
  17. Đầu đời Tây Hán, có 3 nhà chú giải kinh Thi: bản của người nước TềViên Cố, gọi Tề Thi; bản của người nước LỗThân Bồi, gọi Lỗ Thi; bản của người nước YênHàn Anh, gọi Hàn Thi. Trung kỳ đời Tây Hán, người nước Triệu là chú cháu Mao Hanh, Mao Trường cũng chú giải kinh Thi, gọi là Mao Thi. Bản của họ Mao là bản duy nhất còn lưu truyền đến ngày nay
  18. Lý Hiền dẫn Tục Hán chí, cho biết nhà Đông Hán có chức Bắc cung Vệ sĩ lệnh, coi Nam, Bắc cung, hưởng trật chừng 600 thạch/năm
  19. Thiên Thừa Trinh vương Lưu Kháng là hoàng tử lớn tuổi nhất của Hán Chương đế
  20. Cận thự nghĩa là cơ quan gần gũi Hoàng đế
  21. Thông Nho (通儒). Lý Hiền dẫn Ứng Thiệu – Phong tục thông nghĩa rằng: "Thụ tiên vương chi chế, lập đương thì chi sự, cương kỷ quốc thể, nguyên bổn yếu hóa, thử Thông Nho dã."